Dám Bị Ghét: Làm Thế Nào Để Được Tự Do, Thay Đổi Cuộc Sống và Tìm Được Hạnh Phúc

 

Tôi phải thừa nhận rằng tiêu đề Dám Bị Ghét đã thu hút sự chú ý của tôi khi tôi đang tìm kiếm để mua sách trên Tiki.

Bởi vì sao?

Trong khi tôi đang tìm một quyển sách dạy cách để mọi người thích tôi hơn thì quyển này lại đập vào mắt tôi.

OK, vậy thì mua thử xem, biết đâu lại học được nhiều điều hay.

More…

Untitled

Dám Bị Ghét

ĐẶT MUA SÁCH

Sách Là Một Cuộc Trò Chuyện

Dám bị ghét" và 3 triết lý siêu đơn giản để sống hạnh phúc – Kalabooks

Dám bị ghét là một quyển sách dựa trên tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler, một trong những tên tuổi lớn trong giới tâm lý học của thế kỷ XX.

Cuốn sách là một cuộc đối thoại giữa một triết gia và học trò của ông.

Các bài học được truyền tải bằng hình thức trò chuyện, giống như các nhà triết học Hy Lạp cổ đại.

Cuốn sách này giúp tôi hiểu thêm được rất nhiều điều thú vị mà tôi sẽ nói về chúng ở trong bài viết này.

Dám bị ghét làm rất tốt việc liên kết mọi thứ lại với nhau, trình bày rõ những ưu điểm và nhược điểm của một số quan điểm một cách tinh tế.

Bên cạnh đó, nó cũng đang xen những quan niệm và ý tưởng khác để giúp người đọc nắm rõ hơn.

Thuyết Nguyên Nhân và Thuyết Cứu Cánh

thuyet-nguyen-nhan-va-thuyet-cuu-canh (1)

Bắt đầu cuốn sách, nhà triết học đã nói về sự khác biệt giữa Thuyết nguyên nhân gây bệnh (bệnh học) và Thuyết cứu cánh (mục đích luận, quan niệm cho rằng mọi sự đều có mục đích nội tại).

Bệnh học nói về mối liên kết thông thường giữa nguyên nhân và kết quả. Ví dụ, vì một điều X nào đó xảy ra trong quá khứ mà tôi trở thành Y như bây giờ.

Trong khi đó, Thuyết cứu cánh giống như đảo ngược lại Bệnh học và xem xét mục đích tiềm năng của một trạng thái nhất định. Ví dụ, tôi trở thành Y vì tôi không muốn đối mặt với X. Hoặc đơn giản hơn, tôi muốn thoát khỏi sự nhút nhát của mình để tự tin bắt chuyện với một cô gái dễ thương trên xe bus, nhưng sự nhát ấy vẫn tồn tại vì nó cho tôi một cái cớ để không bắt chuyện với cô gái.

Tôi phải thừa nhận rằng đối với một số tình huống, tôi có thể thấy Thuyết cứu cánh vô cùng có lý đến nhường nào. Nhưng đối với những người khác, việc tìm ra mục đích thật sự có lẽ rất khó.

Nhà triết học giải thích sự khác biệt giữa cảm giác thấp kém (đây có thể là điều tốt vì nó tạo ra động lực để phát triển) và mặc cảm, một trạng thái mà trong đó một nhóm các cảm xúc phức tạp thúc đẩy cảm giác thấp kém. Và tất cả những điều đó trở thành một cái cớ cho mọi việc đang diễn ra.

Trong những trường hợp sau đó, những gì mà Alfred Adler gọi là nguyên nhân và kết quả bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, một số người nói rằng họ không thể kết hôn một cách dễ dàng vì cha mẹ họ ly hôn lúc họ còn nhỏ. Trong khi đó, Bệnh học sẽ xem điều này như là chấn thương tâm lý. Trong khi đó thuyết cứu cánh sẽ cho đây là những điều nhảm nhí.

Những phần nói về sự mong muốn được công nhận, tự do có lẽ là phần thú vị nhất của quyển sách.

Chúng nói về ý tưởng của việc chia tách các nhiệm vụ, làm thế nào những điều này có thể liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, và làm thế nào để tất cả các vấn đề là về các mối quan hệ.

Về cơ bản, việc phân tách nhiệm vụ bắt nguồn từ việc tìm ra nhiệm vụ trong cuộc sống sống của một người là gì.

Sách có đưa ra một ví dụ về một đứa trẻ cần học tập. Bất kể cha mẹ có làm gì đi nữa thì cuối cùng đứa trẻ phải học, cha mẹ không thể học thay cho chúng. Vì vậy, trong trường hợp này, học tập là nhiệm vụ của đứa con.

Học cách tách biệt nhiệm vụ của bạn với những người khác là chìa khoá để tìm thấy một chút tự do và sống đúng với bản thân mình hơn.

Liên hệ điều này với việc được yêu thích, những gì người khác nghĩ về bạn là nhiệm vụ của họ, và bạn không thế can thiệp vào điều đó.

Bạn có thể sống theo cách mà bạn hy vọng mọi người sẽ thích bạn, vì không ai muốn bị ghét mà, đúng không?

Nhưng sống với hy vọng được công nhận và được thích sẽ chỉ làm bạn sống cho người khác mà từ bỏ nhiệm vụ và mục tiêu của bản thân mình.

Chỉ có bạn mới có thể sống cuộc sống của mình, đó là nhiệm vụ của bạn.

Một chủ đề hữu ích khác là làm thế nào để bạn cảm giác rằng bạn có thể đóng góp cho cộng đồng, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Vấn đề cuộc sống giống như một cuộc hành trình hay cuộc sống như một điệu nhảy được đề cập ở phần cuối. Sức mạnh của việc sống cho hiện tại hết sức có thể, và nhìn nhận cuộc sống như một chuỗi các khoảnh khắc chứ không phải là được thẳng.

Kết

Tóm lại, tôi rất thích quyển sách này.

Tư tưởng của Alfred Adler là những điều mà tôi chỉ biết thoáng qua trước đó. Và quyển sách này đã góp phần làm tôi hiểu hơn về những tư tưởng đó.

Sách có đề cập đến một số khái niệm rất hấp dẫn, mặc dù có một số tôi không đồng tình cho lắm.

Đây không phải là một quyển sách bạn có thể hiểu ngay trong một lần đọc, bạn cần đọc đi đọc lại nhiều lần để tiêu hoá hết mọi thứ.

Lần đầu đọc của tôi, tôi thấy rất hứng thú với những gì tôi đọc được. Ngay cả những điều quen thuộc cũng đem lại cho tôi những ý tưởng mới mẻ.

Nếu bạn muốn đọc một cuốn sách với những ý tưởng đặc biệt mới mẻ so với những cuốn self help thông thường thì đây là cuốn sách dành cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *