Bạn hẳn sẽ có những lúc như thế và bạn cực kỳ ghét điều đó.
Đó là lúc bạn không biết phải nói gì tiếp theo trong một cuộc trò chuyện.
OK.
Thật không dễ dàng gì để giúp cuộc nói chuyện tiếp tục diễn ra suôn sẻ.
Nhưng nếu bạn biết những cách sau đây và luyện tập thì bạn sẽ không còn sợ hết chủ đề nói chuyện nữa.
Cùng tìm hiểu xem đó là những cách gì nhé.
9 Cách Giúp Bạn Không Bao Giờ Hết Chuyện Để Nói
1. Hỏi Những Câu Hỏi Mở
Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết phải nói gì, tại sao không thử hỏi những câu hỏi mở xem.
Đừng mắc sai lầm khi hỏi những câu hỏi yes/no nhé. Những câu hỏi kiểu vậy sẽ không thể kéo dài cuộc hội thoại được.
Ví dụ:
Bạn: “Bạn thích đọc sách không?”
Người ta: “Không”
Bạn: “…”
Bạn thấy đó, rồi cuộc nói chuyện lại rơi vào trạng thái im lặng.
Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi mở, là những câu hỏi khơi gợi để người khác phải nói ra những suy nghĩ, những quan điểm của mình.
Chẳng hạn thay đổi một tí ví dụ ở trên ta có:
Bạn: “Những quyển sách trinh thám rất thú vị, bạn nghĩ sao về thể loại này?”
Người ta: “Ồ, truyện trinh thám thường gây cho mình cảm giác hồi hộp, đôi khi cả lo sợ nữa. Mà bạn thích thể loại này lắm hả?”
Bạn: “Ừ, mình rất thích… blah.. blah… (trình bày lý do)”
Bạn thấy sự khác biệt rồi chứ?
Nếu biết cách tận dụng các câu hỏi mở, bạn có thể kéo dài câu chuyện bao lâu tùy thích.
2. Nhắc Lại Điều Người Khác Vừa Nói
Nghe có vẻ lạ đúng không?
Nhưng bằng việc nhắc lại điều người khác nói, bạn sẽ cho họ thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe câu chuyện và hiểu điều họ muốn nói là gì.
Hãy hiểu rằng, việc nhắc lại ở đây không phải là copy lại hoàn toàn lời người khác nói.
Mà bạn hãy tóm tắt các ý chính, đồng thời đưa ra ý kiến của riêng mình.
Ví dụ khi đối phương nói họ đang buồn vì mới vừa cãi nhau với người yêu thì bạn có thể đáp:
“Trông bạn có vẻ như đang rất buồn chán nhỉ. Tôi hiểu cảm giác đó vì tôi cũng từng trải qua chuyện như vậy. Nhưng tin tôi đi, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”
Hay khi bạn nghe ai đó trình bày một giải pháp thì có thể nói thế này:
“Ý anh là nếu chúng ta sử dụng công cụ X này thì có thể tăng gấp đôi năng suất lao động. Tôi hiểu như vậy đúng chứ?”
3. Đừng Cố Nói Những Câu Thông Minh
Những điều bạn nói không nhất thiết phải thật sự thú vị, hấp dẫn và tỏ ra mình là người hiểu biết nhiều.
Tại sao vậy, chẳng phải như thế mới thu hút được người nghe sao?
Đúng vậy, ai mà chả thích nghe nói hay.
Nhưng, chính vì bạn mãi dành suy nghĩ để nói những câu như vậy nên mới không biết phải nói gì.
Những cuộc hội thoại thành công không cần thiết phải có những câu đao to búa lớn trong đó.
Thông thường, chỉ những câu nói đơn giản thôi cũng khiến nó trở nên hào hứng rồi.
Tôi không nghĩ là người ta sẽ đánh giá bạn chỉ vì những câu nói đơn giản đâu.
Vì thế, đừng cố mà nói những câu tỏ ra mình thông minh nhé.
4. Cố Gắng Đào Sâu
Bạn có nghĩ rằng mình nên đào sâu vào chủ đề đang nói không?
Tôi nghĩ là nên, đặc biệt là khi chủ đề đó làm bạn thấy thú vị.
Do đó, hãy hỏi những câu hỏi chuyên sâu nếu bạn muốn.
Vậy có những cách nào để đi sâu hơn đây?
Giả sử như đối phương cho biết họ là lập trình viên, thì lúc này bạn có thể hỏi những câu hỏi như:
5. Sự Im Lặng Không Phải Lúc Nào Cũng Là Tiêu Cực
Thường khi một cuộc nói chuyện bỗng chốc rơi vào sự im lặng, bạn sẽ cảm thấy hơi kỳ kỳ đúng không?
Và bạn sẽ đổ lỗi cho bản thân mình vì không biết gì để nói.
Thực tế, nó không xấu như bạn nghĩ.
Hầu hết các cuộc đối thoại đều cần những lúc im lặng như thế.
Đó là lúc bạn nên thư giãn, đừng căng thẳng làm gì cả.
Hãy suy nghĩ đó như là một cái tạm dừng để chuyển tiếp qua một chủ đề mới nào đó chẳng hạn.
Khi suy nghĩ như vậy, bạn sẽ dễ dàng biết được mình cần nói gì tiếp theo hơn.
6. Chuyển Micro Cho Đối Phương
Ý tôi muốn nói ở đây là khi bạn không biết nói gì nữa thì hãy chuyển cuộc đối thoại hướng sang đối phương.
Bạn đừng cố gắng tìm chủ đề mới để nói làm gì.
Chủ đề đang ở ngay trước mặt bạn, người đang nói chuyện với bạn.
Hãy hỏi những câu hỏi xung quan cuộc sống của họ, hãy để họ kể về bản thân.
Những câu hỏi đơn giản bạn có thể hỏi như:
Đó là cách bạn giữ cuộc hội thoại tiếp tục diễn ra.
7. Hãy Để Ý Môi Trường Xung Quanh
Bạn có thể không biết nhưng môi trường xung quanh bạn là một nguồn các chủ đề vô tận để nói.
Nhất là ở những nơi công cộng. Có vô vàn thứ để nói, từ những người người xung quanh, những ngôi nhà, những cửa hàng, những chú thú cưng,…
Chẳng hạn như:
Bạn có thể thử ngay bây giờ. Nào, hãy nhìn xung quanh bạn xem, có biết bao nhiêu thứ thú vị để biến thành một chủ đề đấy.
8. Hãy Linh Động
Hãy thật linh hoạt, nhất là khi bạn cảm thấy sắp hết chuyện để nói.
Xem nào, bạn không cần phải tiếp tục nói về những chuyện mới.
Có những lúc, nói lại những chuyện đã nói trước đó lại là một ý hay đấy.
Chẳng hạn đầu cuộc nói chuyện đối phương có nói họ sắp đi học khiêu vũ, nhưng lúc đó bạn chưa thật sự chú ý.
Thì lúc sắp cạn ý tưởng, bạn có thể hỏi lại: “Hình như lúc nãy bạn nói sắp đi học khiêu vũ đúng không? Sao bỗng dưng lại đi học môn đó thế?”
9. Khơi Mào, Tiếp Tục Rồi Liên Hệ Bản Thân
Đây là một phương pháp mà tôi rất hay sử dụng khi nói chuyện.
Hẳn là bạn không muốn cứ hỏi liên tục đúng không? Đôi khi bạn cần chia sẻ về bản thân bạn nữa.
Thì đây là lúc phương pháp này phát huy hiệu quả.
Đầu tiên, hãy khơi mào bằng một câu hỏi bắt đầu nào đó.
Sau đó, hãy tiếp tục hỏi những câu hỏi liên quan.
Và cuối cùng, liên hệ bản thân bạn xem có liên quan tới những gì mà đối phương nói không rồi chia sẻ.
Dưới đây là một ví dụ khi nói chuyện với một lập trình viên:
Khơi mào: Mình biết có nhiều kiểu lập trình viên, không biết bạn lập trình về gì nhỉ? Trả lời: À, mình lập trình các website bán hàng.
Tiếp tục: Ồ, có phải mấy trang web đẹp đẹp như Tiki không? Trả lời: Đúng rồi bạn.
Liên hệ: Mình cũng hay mua hàng online trên các website đó lắm. Vừa nhanh, vừa tiện.
Và cứ lặp lại như thế.
Tạm Kết
Giờ là lúc bạn cần hành động nè.
Lần sau, nếu có tham gia vào một cuộc nói chuyện nào, hãy áp dụng các cách trên.
Có thể, lúc đầu bạn vẫn còn hơi bỡ ngỡ.
Nhưng hãy luyện tập nhiều vào. Lúc nào đó, nó sẽ trở thành phản xạ của bạn.
Và bạn sẽ không còn phải lo nghĩ kiểu Trời ơi! Biết nói gì bây giờ? nữa.
Tham khảo thêm: Làm Thế Nào Để Nói Chuyện Hài Hước